Ưu và nhược điểm của mô hình OAO đối với ngành bán lẻ

Sự phát triển kinh tế kết hợp với công nghệ 4.0 đã sản sinh ra rất nhiều mô hình kinh doanh mới giải quyết rất nhiều vấn đề trong Doanh nghiệp, đặc biệt là với ngành bán lẻ. Một trong số đó là mô hình đang được nhiều người sử dụng hiện nay là mô hình OAO.

Vậy mô hình OAO là gì? Ưu nhược điểm của mô hình OAO đối với ngành bán lẻ hay Doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Ikitech tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình OAO là gì?

Mô hình OAO là gì

Mô hình OAO là gì

Mô hình OAO được viết tắt là Online and Offline, đây là mô hình kinh doanh kết hợp cả hai kênh bán hàng là trực tuyến và ngoại tuyến dựa trên công nghệ số. Nói cách khác, đây là mô hình mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cả cửa hàng vật lý và cửa hàng trực tuyến.

Ngày nay mô hình OAO đang dần được nhân rộng vì chúng mang lại nhiều tiện ích cho cả người mua và người bán. Các doanh nghiệp sẽ thu hút khách hàng tiềm năng bằng cả hai kênh Online và Offline, giúp khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm hiện có tại cửa hàng, và đến cửa hàng để mua sắm, đẩy mạnh doanh thu cho doanh nghiệp.

2. Tại sao lại xuất hiện mô hình OAO?

Tại sao lại xuất hiện mô hình OAO

Tại sao lại xuất hiện mô hình OAO

Trước khi xuất hiện mô hình OAO, thì mô hình Kinh doanh O2O là mô hình kinh doanh được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, mô hình O2O cũng có nhiều nhược điểm lộ rõ nhất là sau thời gian giãn cách xã hội. Khi nhu cầu được đến các cửa hàng truyền thống để trải nghiệm sản phẩm đang tăng cao. Bên cạnh đó là đặc thù một số ngành mà không thể thiếu được cửa hàng truyền thống như: F&B, bất động sản, chăm sóc sắc đẹp, ….

Mô hình kinh doanh OAO xuất hiện như một giải pháp kết hợp hài hòa giữa kinh doanh trực tuyến và trực tiếp. Vừa tận dụng được hình thức online đang vô cùng phát triển, vừa đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng khi trải nghiệm trực tiếp sản phẩm.

Hiện nay mô hình kinh doanh online và offline vẫn đang tồn tại song song, tạo ra những cạnh tranh đặc biệt giữa chúng. Ở Việt Nam, hình thức online đang vô cùng phát triển, nhưng trong số đó vẫn còn một bộ phận khách hàng vẫn giữ thói quen mua hàng truyền thống.

Nắm bắt được điểm mạnh yếu của hai loại hình, mô hình OAO kết hợp giữa hai hình thức Online và Offline. Mô hình này đã giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ và nhanh chóng đến lượng khách hàng quy mô lớn, tăng trưởng lợi nhuận trực tiếp cho cửa hàng.

3. Ưu và nhược điểm mô hình OAO

Ưu điểm mô hình kinh doanh OAO

Do là mô hình kế thừa từ mô hình O2O, do đó Mô hình kinh doanh OAO cũng có những ưu điểm như:

Tiếp cận nhiều khách hàng và mở rộng đa kênh

Tiếp cận nhiều khách hàng và mở rộng đa kênh

Tiếp cận nhiều khách hàng và mở rộng đa kênh

Nếu như trước đây, người kinh doanh thường hạn chế trong việc tiếp cận khách hàng ở nhiều kênh đặc biệt là online. Thì giờ đây, kênh bán hàng online cũng đã trở thành kênh giúp tiếp cận đa dạng khách hàng. Doanh nghiệp có thể tận dụng được nhiều kênh bán hàng hiệu quả trực tuyến như Facebook, Instagram, Tiktok, Website,…

Theo tuoitre.vn thị trường mua sắm online có quy mô hơn 10 tỉ USD, giá trị mua sắm online 225 USD/người và tốc độ tăng trưởng ổn định 30%/năm giai đoạn 2016 – 2020. TMĐT Việt Nam có thể đạt doanh số 35 tỉ USD và giá trị mua sắm online đạt 600 USD/người (2025).

Với mô hình OAO, kênh bán hàng truyền thống trước đó là các cửa hàng vẫn được tận dụng một cách hiệu quả. Không những vậy, việc thu hút người mua hàng thông qua nền tảng trực tuyến sẽ giúp cửa hàng của bạn được nhiều người biết tới hơn.

Gia tăng độ tin cậy cho Thương hiệu

Việc sở hữu hai kênh bán hàng trực tuyến và truyền thống giúp Doanh nghiệp gia tăng độ tin cậy cho thương hiệu. Điều đó chứng tỏ bạn quan tâm đến nhu cầu của khách, sẵn sàng phục vụ mọi đối tượng khách hàng cả online và offline.

Cung cấp nhiều lựa chọn, phương thức mua hàng cho khách hàng, chứng tỏ bạn chăm sóc tốt và quan tâm đến nhu cầu của khách hàng. Điều này cũng sẽ tăng niềm tin của khách hàng vào thương hiệu bạn đang kinh doanh.

Trải nghiệm khách hàng tốt hơn

Trải nghiệm khách hàng tốt hơn

Khách hàng luôn mong muốn sự linh hoạt, tiện lợi, nhiều lựa chọn khi mua sắm. Chiến lược OAO sẽ mang lại tất cả những lợi ích này cho khách hàng của bạn.

Trong nhiều trường hợp, các cửa hàng có vai trò như một phòng trưng bày. Khách hàng có thể dùng thử sản phẩm hoặc cần ướm thử quần áo, giày dép tại đây trước khi quyết định mua trực tuyến.

Thực tế cho thấy, có không ít khách hàng cảm thấy không an tâm về việc việc mua sản phẩm của các doanh nghiệp chỉ có bán hàng trực tuyến. Những trường hợp dở khóc dở cười về “sản phẩm mạng” và “thực tế” khiến khách hàng có tâm lý dè chừng. Vì vậy, khi doanh nghiệp có sự hiện diện cả Online lẫn Offline sẽ khiến người tiêu dùng an tâm hơn.

Nếu khách hàng muốn đến cửa hàng để trực tiếp trải nghiệm sản phẩm thì họ có thể chọn cách đến mua ở cửa hàng. Mỗi hình thức mua sắm đều mang đến các trải nghiệm khác nhau cho khách hàng

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Với mô hình OAO, khách hàng có thể đặt hàng trên online hoặc xem sản phẩm khi ở trong cửa hàng. Trong trường hợp khách hàng không muốn chờ đợi sản phẩm được vận chuyển, họ có thể qua tận cửa hàng để lấy. Ngoài ra, phương thức đặt hàng trực tuyến và chọn địa chỉ giao là tại cửa hàng vật lý của doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận chuyển.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Kinh doanh bằng nền tảng OAO mang lại sự thuận tiện đến cho khách hàng. Bạn không cần di chuyển xa nhưng vẫn nắm bắt được thông tin sản phẩm và được tư vấn nhiệt tình. Bên cạnh đó việc khách hàng được trải nghiệm đa kênh từ online đến offline cũng là một điểm cộng trong mắt khách hàng.

Tận dụng thế mạnh của Marketing online vào bán hàng

Mỗi kênh kinh doanh có những đặc thù về cách làm Marketing khác nhau. Marketing truyền thống và cách làm marketing online hoàn toàn khác biệt, bạn cần hiểu chúng thì mới vận dụng được thành công vào doanh nghiệp.

OAO giúp tối đa hóa các công cụ Marketing thông qua nhiều phương thức khác nhau như:

  • Thư điện tử quảng cáo
  • Gửi thông báo trực tiếp qua điện thoại di động

Bạn cũng có thể thực hiện phân tích và theo dõi hành vi của khách hàng:

  • Quảng cáo Google
  • Quảng cáo Facebook
  • Tích hợp Facebook pixel và Google Analytics

Nhược điểm mô hình kinh doanh OAO

Tất nhiên, mọi hình thức, mô hình kinh doanh đều không thể đạt được sự hoàn hảo. Do đó, mô hình OAO vẫn luôn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định.

Nhược điểm cơ bản nhất chúng ta có thể nhận ra một cách dễ dàng ở OAO đó là người kinh doanh cần đầu tư cho cả hai hình thức cửa hàng là online và offline. Nếu như mô hình O2O, bạn chỉ cần số vốn nhỏ và không cần cửa hàng vật lý cũng có thể kinh doanh. Đối với mô hình OAO thì bạn cần nhiều vốn hơn để mở rộng 2 kênh. Mặc dù tốn chi phí hơn nhưng với mô hình OAO, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể.

Trên đây là một số ưu điểm cũng như nhược điểm của mô hình OAO. Có thể nói, đây sẽ là mô hình giúp thay đổi toàn bộ ngành bán lẻ trong thời gian sắp tới. Còn chần chừ gì nữa mà bạn không tìm hiểu và triển khai ngay mô hình kinh doanh này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay sự hỗ trợ nào về mô hình OAO, bạn có thể liên hệ với Ikitech qua số Hotline: 08 3993 5577