Sự khác biệt giữa mô hình OAO và O2O? Đâu là mô hình kinh doanh hiệu quả?

Mô hình OAO còn là một khái niệm mới đối với nhiều Doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó đã chứng minh mình là giải pháp cứu cánh cho các nhà bán lẻ thời hậu Covid.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn khó khăn trong việc phân biệt giữa mô hình OAO và O2O. Vậy hai mô hình này có điểm giống và khác nhau là gì? Hãy cùng IKITECH tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Làm rõ khái niệm mô hình OAO và mô hình O2O

khái niệm mô hình OAO và mô hình O2O

khái niệm mô hình OAO và mô hình O2O

Mô hình O2O

Mô hình O2O (online to offline) hiện là mô hình kinh doanh được nhiều Doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay. Đó là mô hình tiếp cận khách hàng và đưa họ từ cửa hàng trực tuyến đến cửa hàng offline trải nghiệm thực tế và mua sản phẩm.

Người bán sẽ sử dụng các phương pháp Marketing trên các nền tảng số để tìm khách hàng tiềm năng thông qua quảng cáo Google, Facebook, Zalo, Tiktok, ưu đãi trên website….

Sau khi họ đã có nhận thức về sản phẩm và dịch vụ thì họ có thể mua hàng tại cửa hàng trực tuyến hoặc của hàng truyền thống.

Một ví dụ phổ biến về mô hình này: Khi khách hàng nhận được mã giảm giá của bạn qua email thì họ sẽ đến cửa hàng để sử dụng mã và mua hàng.

Mô hình OAO

OAO (Online and Offline) là mô hình kinh doanh kết hợp cả hai kênh bán hàng là trực tuyến và ngoại tuyến dựa trên công nghệ số. Nói cách khác, đây là mô hình mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cả cửa hàng vật lý và cửa hàng trực tuyến.

Nếu như mô hình O2O là thu hút khách hàng từ các kênh trực tuyến website, Facebook, Zalo, các sàn thương mại điện tử,… đến mua hàng tại các cửa hàng. Thì mô hình OAO là sự kết hợp giữa mô hình online (cửa hàng trực tuyến) và mô hình offline (của hàng thực tế). Hai kênh bán hàng sẽ bổ trợ cho nhau tạo ra trải nghiệm mua hàng liền mạch cho khách hàng.

2. Điểm giống nhau giữa mô hình OAO và O2O

Điểm giống nhau giữa mô hình OAO và O2O

Điểm giống nhau giữa mô hình OAO và O2O

Mô hình OAO và O2O đều là mô hình kinh doanh mới trong thời đại 4.0. Khi công nghệ phát triển kéo theo sự thay đổi của phương thức tiếp cận khách hàng, giúp nhanh chóng mở rộng và tăng trưởng quy mô.

Nếu như trước đây, muốn kinh doanh một mặt hàng nào đó bạn cần bỏ ra một số vốn để mở cửa hàng. Nhưng hiện nay, ngay cả khi bạn không có cửa hàng vật lý thì vẫn có thể kinh doanh.

Bán hàng online đang xâm chiếm thị trường, thay đổi thói quen mua sắm và tạo ra một cuộc đua mới của các doanh nghiệp. Cả O2O và OAO đều đòi hỏi bạn phải xây dựng nền tảng bán hàng đa kênh tốt và có đầy đủ chức năng như thanh toán, vận chuyển, tư vấn…

Tóm lại, OAO và O2O các yếu tố giống nhau ở hai mô hình là:

  • Người kinh doanh sở hữu hai mô hình kinh doanh Online và Offline
  • Tận dụng lợi thế của các nền tảng trực tuyến nhằm tìm kiếm và thu hút khách hàng
  • Đòi hỏi đầu tư cho các kênh bán hàng online
  • Cần nhân sự theo sát, chăm sóc khách hàng, tư vấn, xử lý đơn hàng… trên các kênh này.
  • Có thể tận dụng tốt những lợi thế của bán hàng online
  • Bán hàng trên đa kênh

3. Điểm khác nhau giữa mô hình OAO và O2O

Điểm khác nhau giữa mô hình OAO và O2O

Điểm khác nhau giữa mô hình OAO và O2O

Nếu như mô hình O2O sẽ ưu tiên việc dịch chuyển mô hình từ Offline lên Online. Những doanh nghiệp áp dụng mô hình này không nhất thiết phải có thế mạnh là cửa hàng trực tuyến.

Trái lại với mô hình OAO, đòi hỏi Doanh nghiệp cần kết hợp tốt hai kênh offline và online. Mô hình này đề cao cả hai phương thức kinh doanh trực tuyến và trực tiếp. Vì thế, việc kinh doanh online không đồng nghĩa với việc giảm bớt số lượng cửa hàng vật lý, giảm quy mô, nhân viên, chi phí… Họ vẫn duy trì hoạt động kinh doanh offline, thậm chí còn phát triển lớn mạnh.

Một số điểm chung của doanh nghiệp theo xu hướng O2O

  • Xu hướng dịch chuyển sang Online
  • Xem trọng kênh bán Online
  • Nền tảng kênh Offline không tốt, chưa vững mạnh
  • Chi phí để duy trì kênh offline quá lớn so với doanh thu/lợi nhuận nó đem lại.
  • Tiến tới giảm các cửa hàng vật lý, hoặc có thể đóng cửa hoàn toàn và chỉ bán online.
  • Đầu tư cho kênh online nhiều hơn.
  • Thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp ở kênh online nhiều hơn.

Những điểm chung của doanh nghiệp theo xu hướng OAO

  • Có nền tảng kênh bán offline vững chắc
  • Đầu tư đồng đều cho cả hai kênh Online và Offline.Nhìn nhận tiềm năng và đánh giá cao của sự kết hợp hai kênh online và offline
  • Đủ tiềm lực kết hợp hai kênh bán
  • Lĩnh vực kinh doanh/mặt hàng có thể kinh doanh tốt trên cả hai kênh.

Có thể thấy mô hình O2O chủ yếu diễn ra một chiều, thu hút khách từ kênh online chuyển sang mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Chính vì vậy, mô hình O2O ngày càng thể hiện sự hạn chế đối với nhiều ngành nghề cần mang lại sự trải nghiệm thực tế cho khách hàng.

Sự xuất hiện của mô hình OAO là giải pháp mới, phù hợp với tình hình kinh doanh trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay.

Khác với mô hình O2O tập trung vào kênh Online, mô hình OAO (Offline and Online) nhấn mạnh đến việc phải kết hợp cả 2 mô hình kinh doanh online và offline. Đồng thời nó hướng đến cả 2 chiều, kết hợp giữa hai kênh. Có thể nói mô hình OAO đã khắc phục được những điểm yếu của mô hình O2O.

Sau khi phân biệt rõ sự khác nhau giữa O2O và OAO, chúng ta đã có cái nhìn rõ hơn về hai mô hình tưởng chừng giống nhau. Tùy vào từng lĩnh vực và thế mạnh công ty mà bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp.

Tuy nhiên, OAO được dự đoán sẽ là mô hình định hướng tương lai của thị trường bán lẻ. Đặc biệt sẽ giúp gia tăng doanh thu đột phá cho các nhà bán lẻ trong giai đoạn bình thường mới sau đại dịch.

Tag bài viết

Mô hình OAO