OAO là gì? Những đặc điểm của mô hình OAO

Trào lưu mở rộng quy mô kinh doanh đang rất thịnh hành tại các doanh nghiệp đặc biệt là ngành bán lẻ. Vận dụng chuyển đổi số vào cách thức vận hành cũng là những phương án tối ưu nhất. Đặc biệt, mô hình OAO xuất hiện gần đây được nhiều doanh nghiệp tiếp cận và thử nghiệm. Vậy OAO là gì? Những  đặc điểm của mô hình OAO như thế nào mà thu hút doanh nghiệp đến thế?

1. OAO là gì?

OAO là gì?

OAO là gì?

Mô hình OAO là mô hình kinh doanh kết hợp cả hai hình thức Online và Offline. Đây là hình thức kinh doanh giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng thông qua các kênh bán hàng trực tuyến cho đến cửa hàng truyền thống. Mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải tỉ mỉ, điều hướng linh hoạt giữa hai kênh để mang lại doanh thu tốt nhất.

2. Tại sao mô hình OAO đang dần trở nên xu hướng?

Tại sao mô hình OAO trở nên xu hướng

Tại sao mô hình OAO trở nên xu hướng

Tại sao OAO – mô hình kinh doanh “online and offline” đang dần trở nên xu hướng?

Như chúng ta đã biết được rằng, nền công nghệ chuyển đổi số đang lên ngôi, việc áp dụng vào kinh doanh cũng đang phổ biến hơn. Dễ dàng thấy được với mỗi chúng ta, cái gì tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí sẽ là ưu tiên hàng đầu.

Chúng ta biết qua về mô hình O2O là thu hút khách hàng từ các kênh trực tuyến website, mạng xã hội như: Facebook, Zalo,… đến mua hàng tại các cửa hàng vật lý. Nhưng dường như mô hình OAO đang phát triển theo cách tiện lợi hơn, khi nó linh hoạt theo 2 kênh là online và offline.

Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin sản phẩm ngay tại website hoặc các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử về sản phẩm có nhu cầu. Sau đó có thể tiến hành mua thông qua đó và được giao hàng ngay tại nhà mà không cần bỏ thời gian đi ra ngay cửa hàng và xem lại thông tin sản phẩm. Nó cũng phát triển hơn khi hàng hóa có thể đổi trả ngay tại nhà.

Trong thời gian dịch vừa qua, việc giãn cách xã hội gây cản trở cho quá trình đi lại, mua sắm cũng vì thế mà hạn chế hơn. Chính vì vậy, OAO là giải pháp giúp cho mạch liên lạc giữa doanh nghiệp bán lẻ nói riêng hay doanh nghiệp kinh doanh nói chung và khách hàng một cách dễ dàng hơn.

3. Những đặc điểm nổi bật của mô hình OAO

Những đặc điểm nổi bật của mô hình OAO

Những đặc điểm nổi bật của mô hình OAO

Vận hành hai chiều theo hình thức song song

Nhắc đến đặc điểm nổi bật của mô hình OAO không thể không nhắc đến hình thức kết hợp song song 2 kênh online và offline. Trên thực tế, so với mô hình O2O thì với OAO, các doanh nghiệp chưa thực sự áp dụng nhiều cho mô hinh kinh doanh của mình.

O2O là hướng khách hàng từ online đến offline bởi quy trình bán hàng và giao hàng cũng chủ yếu tiến hành tại cửa hàng. OAO với cách thức tiện lợi, khách hàng có thể xem thông tin ngay trên trang bán sau đó tới cửa hàng để nhận hàng kiểm tra chất lượng ngay và luôn. Hoặc có thể khách hàng thực hiện tìm hiểu, được tư vấn trực tiếp ngay tại thời điểm mong muốn mua tại cửa hàng sau đó về nhà đăng ký mua hàng ngay trên website và nhận hàng tại nhà.

Thực chất mô hình OAO giúp khâu mua sắm của khách hàng được linh hoạt và tiện lợi hơn. Bởi có thể mua hàng dễ dàng vào thời gian rảnh và bất kì đâu.

Dễ dàng ứng dụng và liên kết được với khách hàng

Thương mại theo hình thức O2O sẽ xác định khách hàng tại một không gian trực tuyến nào đó (như thông qua email, quảng cáo trên internet…) sau đó sử dụng một loạt các công cụ và phương tiện để lôi kéo khách hàng rời khỏi không gian trực tuyến đó để đến với các cửa hàng thực tế.

Với hình thức OAO, ngoài cách thức vận hành như O2O, doanh nghiệp có thể liên kết mua sắm ngay trên trang web và vận hành đơn hàng dễ dàng nhờ các phần mềm quản lý bán hàng tăng khả năng chốt đơn và mang lại doanh thu hiệu quả.

Ngoài ra, trên các nền tảng bán hàng hay phần mềm quản lý, khách hàng có thể đăng tải những nhận xét, phản hồi về sản phẩm. Nếu sản phẩm được đánh giá cao, khi đó những khách hàng đến sau sẽ được tiếp cận những phản hồi tích cực và gia tăng độ uy tín của sản phẩm hơn. Đây là một đặc điểm của mô hình OAO giúp dễ dàng chăm sóc và nhận ý kiến đóng góp cũng như kết nối khách hàng một cách nhanh gọn và chính xác hơn.

Nâng cao trải nghiệm mua sắm và dịch vụ

Khi mà trải nghiệm người dùng được đánh giá cao, công nghệ lại càng phát triển, việc tối ưu những khả năng về thời gian, chi phí sẽ mang lại hiệu quả cao. Tâm lý khách hàng là đa dạng, tùy theo nhu cầu và mong muốn thì hình thức mua sắm cũng trở nên đa dạng.

Chính vì thế sự kết hợp giữa online và offline của mô hình OAO sẽ giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng đồng thời chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp cũng được đánh giá cao.

Áp dụng được các hình thức thanh toán khác nhau

Hiện nay, khi mà hình thức thanh toán tiền mặt không còn là sự lựa chọn duy nhất. Với những mặt hàng có giá trị cao, khách hàng cũng khá là ngại khi mang nhiều tiền mặt bên mình. Khi doanh nghiệp tạo ra nhiều hình thức thanh toán như tiền mặt (COD), thẻ ATM, tín dụng, MasterCard, Visa…các loại ví điện tử (MoMo, ZaloPay,…) thì khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, dễ thanh toán hơn.

Trên đây, Ikitech đã giúp bạn làm rõ về những đặc điểm của mô hình OAO. Không thể phủ nhận được tính linh hoạt và tiện lợi của mô hình OAO song mô hình nào cũng có ưu và nhược điểm của nó. Tùy vào cách áp dụng và vận hành riêng, việc kết hợp cả bán hàng trực tuyến lẫn cửa hàng truyền thống sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Tag bài viết

Mô hình OAO