Nên hay không bán đồ ăn trên app? Những điều bạn cần biết trước khi bán hàng qua app giao đồ ăn.

Thời gian vừa qua, chúng ta chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của kênh bán hàng trực tuyến (online), các hệ thống app Quản lý bán hàng . Đây cũng chính là hướng đi mới của ngành F&B (Food & Beverage) Việt Nam giai đoạn hậu đại dịch sắp tới.Người kinh doanh ăn uống vừa và nhỏ hoàn toàn có thể tham gia vào thị trường bán đồ ăn online này. Thời kỳ hậu giãn cách sẽ mở ra cơ hội song song cho người làm kinh doanh.

Bạn là chủ quán ăn và đang suy nghĩ về việc bán đồ ăn trên app? Tuy nhiên, bạn chưa thực sự hiểu rõ về những app giao đồ ăn hiện nay? Hãy cùng Ikitech tìm hiểu Nên hay không bán đồ ăn trên app như Grab Food, Go-Food, Shopee Food , Baemin… nhé!

1. Tại sao bạn nên bán đồ ăn trên app?

lợi ích bán đồ ăn trên app

Lợi ích bán đồ ăn trên app

1.1. Tiếp cận lượng lớn khách hàng online

Sau một thời gian hoạt động và xây dựng thương hiệu các ứng dụng giao đồ ăn đã sở hữu cho mình lượng lớn người dùng. Chỉ tính riêng app GrabFood đã có 300.000 đơn hàng mỗi ngày. Nếu tính tổng thể trên tất cả các ứng dụng giao đồ ăn nổi tiếng hiện nay thì số đơn hàng có thể lên đến hơn 2 triệu đơn/ ngày.

Do đó, người bán hàng không cần lo lắng việc tìm kiếm khách hàng online. Giờ đây, bạn chỉ cần quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng đồ ăn và tối ưu giá cả.

1.2. Tiết kiệm chi phí bán hàng nhờ bán đồ ăn trên app

Cắt giảm chi phí Marketing

Khi bạn có gian hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn thì bạn không cần bỏ một chi phí nào mà khách hàng cũng sẽ biết đến bạn. Bên cạnh đó, các “ông lớn” trong ngành luôn có nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút thêm người dùng.

Gần đây, các thương hiệu nổi tiếng trong ngành F&B cũng đã tham gia vào chiến dịch chuyển đổi phương thức bán hàng. Một vài ví dụ điển hình như Highlands Coffee, Alley, Gong Cha…

Giảm thiểu chi phí mặt bằng

Cắt giảm phần lớn chi phí mặt bằng là một lợi ích có thể thấy ngay của ứng dụng bán đồ ăn. Nhất là trong thời gian dịch bệnh COVID kéo dài khiến việc các quán ăn duy trì mặt bằng là rất khó khăn.

Bán đồ ăn trên app cũng sẽ rất phù hợp với những chủ cửa hàng chưa đủ vốn để mở rộng cửa hàng offline.

Không cần sở hữu đội ngũ giao hàng nội bộ

Các ứng dụng bán hàng thường sở hữu lực lượng tài xế hùng hậu và nhiều kinh nghiệm. Vì thế, không cần sở hữu đội ngũ giao hàng nội bộ mà đồ ăn của bạn cũng sẽ được giao đến khách hàng một cách nhanh chóng.

Duy trì doanh số bán hàng

Theo một thống kê, doanh thu trung bình của một cửa hàng liên kết với các đơn vị vận chuyển trong thời gian dịch bệnh thường được phân bổ như sau:

  • 30- 45% cho đơn hàng Online
  • Số còn lại đến từ đơn hàng khách ăn tại quán

Tuy nhiên, con số này còn có thể tăng lên rất nhiều trong thời gian tới.

2. Nhược điểm của các ứng dụng giao đồ ăn

Ưu điểm thì cũng phải có nhược điểm. Bán đồ ăn trên các app cũng tiềm ẩn nhiều mặt trái mà bạn chưa biết.

– Bạn sẽ phải trả một khoản phí khi nhận được những đơn hàng từ khách hàng trên app. Thông thường phí chiết khấu sẽ rơi vào khoảng 20% đến 30% tùy vào mỗi cửa hàng. Chính vì vậy, muốn có lợi nhuận thì bạn cần bán nhiều hơn đơn hàng bán hàng ngày.

– Khách hàng sẽ nhìn thấy các sản phẩm tương tự từ các cửa hàng khác. Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm. Cửa hàng có thể mất một lượng lớn khách hàng trung thành bởi các đơn vị kinh doanh khác. Điều bạn cần làm là luôn giữ điểm khác biệt và uy tín cho thương hiệu của mình trong mắt khách hàng.

3. Những ngành nghề nào phù hợp với mô hình Delivery?

ngành nghề phù hợp với bán đồ ăn trên app

Ngành nghề phù hợp với bán đồ ăn trên app

Việc bán đồ ăn qua app là một trong những phương thức kinh doanh hiệu quả nhất là trong thời gian dịch bệnh, cần tránh tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, không phải loại ẩm thực nào cũng phù hợp với việc giao hàng. Phụ thuộc vào phong cách và định vị đồ ăn thức uống bạn đang kinh doanh mà bạn có thể đưa ra quyết định .

Có thể thấy, hầu hết các loại đồ ăn thức uống đều có thể kinh doanh trên app. Tuy nhiên nếu bạn đang bán những món sâu thì bạn nên suy nghĩ lại nhé!

– Đồ uống: các đồ uống pha chế, có ga (CO2), tạo hình decor đẹp, các món pha chế kiểu phân tầng, các món cocktail (vì cocktail thường định giá cao)…

– Thức ăn: các món ăn cao cấp, các món ăn phải sử dụng nóng ngay sau khi chế biến, các món ăn chế biến theo phương thức áp chảo như: beefsteak, cá hồi áp chảo…

4. Nên hay không bán đồ ăn trên các app như Grab Food, GoFood, Shopee Food, Baemin…. ?

Như đã phân tích ở trên, bạn NÊN bán đồ ăn trên app. Lợi ích mà nó mang lại thì không cần bàn cãi. Nhất là trong tình hình dịch bệnh như hiện nay những app đồ ăn lại nên ngôi. Tuy nhiên, bạn cũng cần đưa ra một chiến lược cụ thể để đảm bảo kinh doanh tốt trên những app giao đồ ăn này.

Sau một thời gian ngắn gia nhập ngành các “ông lớn” đã khẳng định được vị thế của mình và có nhiều thành công. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không đăng ký bán hàng trên app giao đồ ăn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc bán đồ ăn trên app và tìm được hướng đi cho mình. Chúc các bạn thành công!

Tag bài viết

Bán hàng Bán hàng qua app