Chuyển đổi số ngành bán lẻ: Xu hướng chuyển đổi tất yếu để thành công
Chuyển đổi số ngành bán lẻ đã trở thành vấn đề cấp bách đối với Doanh nghiệp để thích nghi với bối cảnh kinh tế – xã hội. Những năm vừa qua, không có ngành nào trải qua nhiều biến động do hệ quả của chuyển đổi số diễn ra như thị trường bán lẻ.
Năm 2021 được coi là một năm đánh dấu sự bùng nổ trong quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam. Ảnh hưởng của các lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội đến ngành bán lẻ là rất lớn. Tuy nhiên, nó cũng đã tiếp sức mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi, hướng con người đến các dịch vụ trực tuyến. Ở khía cạnh tích cực, Covid-19 mang lại động lực mạnh mẽ dẫn đến quá trình chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Nội dung bài viết
1. Chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì? Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam
Chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì?
Chuyển đổi số (Digital transformation) đã không còn là khái niệm xa lạ với các tổ chức và Doanh nghiệp nữa. Sự chuyển đổi này đã và đang được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như: tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản,… đặc biệt là ngành bán lẻ.
Chuyển đổi số nói chung là sự tích hợp và áp dụng đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, làm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp.
Còn chuyển đổi số ngành bán lẻ là “Chuyển đổi số ngành bán lẻ là chuyển đổi từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo mô hình chuỗi cung ứng sang tập trung vào khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu”.
Theo Nikki Baird, Phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ (VP, retail innovation) của Aptos
>>>> Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì?
Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam
Ba năm trở lại đây đã đánh dấu sự bùng nổ trong quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID 19, các lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội mặc dù gây nhiều bất tiện nhưng đã tiếp sức mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi, hướng con người đến các dịch vụ trực tuyến.
Trong năm 2019, chỉ tính riêng các hãng bán lẻ Mỹ đã đóng cửa hơn 8.200 cửa hàng, vượt qua tổng số 5.589 cửa hàng của năm trước nữa, theo dữ liệu từ Coresight Research. Trong khi đó, các kênh bán hàng online lại phát triển bùng nổ và trở thành những ông lớn trong ngành bán lẻ, điển hình như các tập đoàn Alibaba, Amazon,… Tại Việt Nam, những sàn thương mại điện tử như: Tiki, Shopee, Lazada,… cũng đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đã có nhiều bước tiến trong quá trình đưa công nghệ áp dụng vào tất cả các hoạt động kinh doanh cũng như quản lý nhân sự.
2. Xu hướng nổi bật của chuyển đổi số ngành bán lẻ Việt Nam
Có rất nhiều xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra trong ngành bán lẻ. Dưới đây tôi đã liệt kê một số xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số phổ biến.
Mua sắm trên điện thoại di động (Mobile Commerce) để gia tăng trải nghiệm khách hàng
Mua sắm trên điện thoại di động
Thương mại di động (Mobile Commerce) đơn giản có nghĩa là mua và bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Với việc các thiết bị di động trở thành vật bất ly thân, không có gì ngạc nhiên khi có một cửa hàng trên điện thoại là một trong những xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số phổ biến nhất trong lĩnh vực bán lẻ.
Thương mại di động mang lại nhiều lợi thế cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Nó đem đến một kênh bán hàng mới cho các công ty và giúp họ tiếp cận nhiều đối tượng hơn. Đối với khách hàng, nó là một kênh mua sắm thuận tiện hơn và cho có thể mua hàng ở bất kỳ đâu.
Thu thập dữ liệu (Big Data) để đưa ra những quyết định kinh doanh
Big Data là một xu hướng chuyển đổi số lớn khác trong lĩnh vực bán lẻ. Big Data đề cập đến các tập dữ liệu lớn, phức tạp có thể khó xử lý bằng các phương pháp truyền thống.
Bằng cách khai thác sức mạnh của Big Data, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi, xu hướng và tâm lý của khách hàng. Sau khi đã có những thông tin này, Doanh nghiệp có thể cải thiện việc ra quyết định, tối ưu hóa hoạt động và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào bán hàng
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động kinh doanh không còn xa lạ với doanh nghiệp bán lẻ khi cung cấp những giải pháp hữu hiệu giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh một cách đơn giản, dễ dàng:
Tự động hóa các quy trình kinh doanh: khi áp dụng công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và tổng hợp được những số liệu chính xác cho hoạt động cung, cầu trong khu vực cụ thể, quản lý bán lẻ và quản lý tồn kho dễ dàng, linh hoạt.
Phân tích các dữ liệu bề mặt: giúp phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng, xác định những cơ hội bán hàng tiềm năng.
Dự đoán và dự báo: AI phân tích dữ liệu bán hàng trong lịch sử giao dịch để tìm mối tương quan giữa tính cách của khách hàng, những tương tác giữa bạn với khách hàng tiềm năng, từ đó dự đoán kết quả giao dịch, cơ hội bán chéo sản phẩm, cơ hội bán thêm sản phẩm cao cấp hơn so với sản phẩm mà khách hàng đang sở hữu hay tăng giá hàng hóa thích hợp,…
Một ví dụ phổ biến của AI chính là chatbot của Facebook, những website, sàn thương mại điện tử,…cho phép hỗ trợ những thắc mắc, giải quyết những vấn đề nhất định của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác mà không cần có sự hiện diện của người quản lý.
Không chỉ riêng ngành bán lẻ, trí tuệ nhân tạo đã và đang được ứng dụng rộng rãi để khai thác và phân tích dữ liệu người tiêu một cách hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp có chiến lược nâng cao trải nghiệm của họ.
Công nghệ thực tế ảo trong mua sắm
Công nghệ thực tế ảo trong mua sắm
Công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực bán lẻ. Công nghệ thực tế ảo này thường được ứng dụng trong các ngành hàng bán lẻ như nội thất, ô tô,… Khách hàng có thể khám phá nội thất – ngoại thất của một chiếc xe, hay tham quan một showroom nội thất ngay cả khi đang ngồi ở nhà một cách thuận tiện ngay trên thiết bị thông minh di động nhờ 2 công nghệ thực tế ảo trên.
Kết nối vạn vật (Internet of Thing – IoT)
Thế giới đang được kết nối với nhau theo từng ngày, và điều này không chỉ giới hạn ở con người. Với Internet vạn vật (IoT), giờ đây, ngay cả những vật vô tri vô giác cũng có thể được kết nối với internet và giao tiếp với nhau. Nó đang được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau như chăm sóc sức khỏe, sản xuất và bán lẻ.
Quản lý hàng tồn kho là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bán lẻ. Nó giúp giảm lãng phí, tối ưu hóa hoạt động và cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Và với sự trợ giúp của IoT, nó đã trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Bằng cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ IoT như cảm biến và thẻ RFID, các doanh nghiệp có thể theo dõi khoảng không quảng cáo trong thời gian thực và đưa ra quyết định tốt hơn về lượng hàng trong kho.
3. Câu chuyện chuyển đổi số thành công của các ông lớn trong ngành bán lẻ
Theo khảo sát của ICD, gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số. Bên cạnh đó, có hơn 30% lãnh đạo doanh nghiệp xem chuyển đổi số là vấn đề sống còn. Chuyển đổi số ngành bán lẻ được đánh giá là ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
Đã có rất nhiều Doanh nghiệp thành công và thất bại trong chuyển đổi số. Vậy đã có những tấm gương thành công nào mà Doanh nghiệp có thể học hỏi.
Thứ nhất, Unilever
Unilever là một công ty đa quốc gia của Anh chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm,…. Unilever cũng được coi là công ty có sản phẩm bán lẻ lâu đời và có mặt tại nhiều quốc gia nhất.
Được mệnh danh là “Người khổng lồ tự chuyển đổi để tăng tốc”, Unilever đã đầu tư nhiều tiền bạc và công sức cho các công nghệ số như.
- Xây dựng nền tảng các khóa học trực tuyến
- Phát triển một nền tảng số phục vụ báo cáo kết quả và đánh giá hiệu quả công việc
- Tự xây dựng Cơ sở dữ liệu khách hàng riêng
- Áp dụng các quy trình tự động vào sản xuất
- Vận dụng big data và các giải pháp AI từ Google Vision, AI Grapeshot từ Oracle, AR camera trên điện thoại để làm chiến dịch marketing.
Thứ hai, IKEA
IKEA là một doanh nghiệp bán lẻ lâu đời chuyên về thiết kế đồ nội thất, thiết bị và phụ kiện nhà ở. Nhận thấy tiềm năng lớn của công nghệ 4.0, IKEA cũng hòa mình vào làn sóng chuyển đổi số cùng các doanh nghiệp trẻ.
Đây là 4 hướng đi chính của IKEA:
- Thúc đẩy giao dịch mua hàng trực tuyến
- Ứng dụng AR và VR giúp khách hàng thử đồ nội thất ngay tại nhà
- Liên kết với các công ty công nghệ để cung cấp giải pháp kỹ thuật số cho các sản phẩm: trợ lý ảo thông minh, ứng dụng trên điện thoại,…
- Chuyển đổi tất cả các bản giới thiệu sản phẩm bằng giấy sang phiên bản online
Thứ ba, Thế giới di động.
Nhắc đến việc chuyển đổi số thành công thì phải nhắc đến thế giới động. là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng. Vậy Thế giới di động đã làm gì để chuyển đổi số thành công.
Thế giới di động đã tiến hành thiết kế quản trị dựa trên hành trình mua sắm của khách hàng, với hàng loạt đổi mới như:
- Đồng bộ và liên kết các hệ thống website, App, CRM, quản lý giao nhận, hệ thống hóa đơn, báo cáo tài chính,…
- Tổng đài call center tích hợp hệ thống nhận diện khách hàng và bộ lịch sử mua hàng
- Kết hợp và phát huy tối đa mọi ưu điểm của bán hàng đa kênh
- Triển khai mô hình O2O liên kết vận hành
- Tiên phong dùng hóa đơn điện tử thay cho hoá đơn giấy
Có thể thấy, các công ty trên đã có sự thay đổi lớn khi vận dụng chuyển đổi số vào kinh doanh. Trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động hiện nay, việc chuyển đổi số là một phương tiện giúp việc kinh doanh của bạn thực sự đạt được hiệu quả và thích ứng nhanh với nhu cầu khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Chuyển đổi số là yếu tố quan trọng đối với lĩnh vực bán lẻ nếu muốn duy trì tính cạnh tranh trong thị trường ngày nay.
Việc triển khai chương trình chuyển đổi nghe có vẻ khó khăn, nhưng có rất nhiều cách đi đến thành công. Nếu bạn chưa thể tự mình xây dựng được kế hoạch áp dụng công nghệ vào Doanh nghiệp mình. Bạn có thể liên hệ với IKITECH để nhận được sự tư vấn của chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành bán lẻ này nhé!