Chàng trai bỏ nghề kỹ sư cơ khí, bán bánh ngọt online
Đã có thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng với nghề kỹ sư cơ khí tại một công ty có tiếng, nhưng anh Trần Anh Duy (TP. Hà Nội) vẫn quyết định nghỉ việc bán bánh ngọt online. Với khát vọng mang đam mê của mình thành công việc hàng ngày.
Bánh Su Kem với phần vỏ ngoài dày, giòn và thơm, bên trong là lớp kem tươi béo ngậy. Bánh Kem thì có nhiều lựa chọn, phần cốt bánh với nhiều loại hương như vani, socola,… phần kem tươi bên ngoài được làm theo công thức riêng giúp giữ được béo, ngậy nhưng không quá ngọt. Bánh được trang trí và decor kèm theo nhiều món phụ kiện xinh xắn, không đụng hàng với các shop khác,… trước mắt tôi là những món bánh ngọt tinh tế, đáng yêu và vô cùng sáng tạo khiến người ta khó có thể tin rằng nó được làm ra từ đôi bàn tay của một chàng trai trẻ.
Đó là Duy một chàng trai 27 tuổi, tinh tế và tỉ mỉ, một chàng trai làm ra những chiếc bánh ngọt bằng niềm đam mê cháy bỏng với nghề bánh. Để tiếp động lực cho tinh thần không chịu từ bỏ số phận, phấn đấu làm giàu bằng niềm đam mê. Hôm nay tôi xin chia sẻ tới các bạn về câu chuyện kinh doanh bánh ngọt cũng như kinh nghiệm về chàng trai thành công nhờ những chiếc bánh ngọt.
Nội dung bài viết
Kinh doanh tiệm bánh ngọt thì cần những gì?
Nói về ý tưởng kinh doanh bánh ngọt, Duy trước đó đã từng có công việc chính là một kỹ sư cơ khí và có một cửa hàng kinh doanh rượu vang bày tỏ: mùa hè năm 2015, Duy cùng một người bạn tới tham dự khai trương mở quán cafe bánh ngọt của bạn học cũ, Duy cảm thấy mình như được đắm chìm vào thế giới mà ở đó chỉ có sự thoải mái và dễ chịu. Rồi điều gì đến cũng đã đến, ý tưởng kinh doanh bánh ngọt của Duy đã bắt đầu từ đó.
Rồi khi thời cơ thích hợp, Duy liền xin nghỉ công việc kỹ sư cơ khí của mình hiện tại rồi toàn tâm toàn ý lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt. Từ việc chọn địa điểm mở cửa hàng bánh ngọt, tạo dựng thương hiệu riêng cho bánh ngọt của mình, cho tới công tác trang hoàng nội thất bên trong, mọi việc đều do một tay Duy lo liệu. “Nhiều người hay hỏi mình rằng ‘Mở cửa hàng bánh ngọt cần bao nhiêu vốn?’, theo như thực tế mà mình đã làm thì mọi chi phí đầu tư lớn nhỏ ban đầu sẽ mất khoảng 60-100 triệu”.
“Nhìn đứa con tinh thần của mình dần dần lớn lên, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng mình cảm nhận được sự thiêng liêng đặc biệt ấy” Duy chia sẻ.
Bài học kinh nghiệm khi mở shop bánh ngọt
Để chuẩn bị cho ý tưởng khởi nghiệp của mình. Duy đã có một thời gian làm việc tại một tiệm bánh ngọt nổi tiếng tại Hà Nội để học hỏi thêm kinh nghiệm.Trong thời gian làm việc tại cửa hàng, Duy tỉ mỉ quan sát để học các công thức chế biến làm bánh ngọt cũng như các kỹ năng bán hàng của cửa tiệm bánh ngọt. Duy phát hiện ra rằng hầu hết các loại bánh ngọt đều là bán thành phẩm, chỉ cần phối hợp chúng theo tiêu chuẩn đã định là được. Điểm tạo ra sự khác biệt là nhờ sự sáng tạo trong việc trang trí bánh và những công thức bánh mới tạo nét đặc trưng cho tiệm bánh.
Ngoài việc học hỏi các kinh nghiệm công thức chế biến bánh ngọt ra thì Duy còn rất chú ý tới cách nói chuyện với khách hàng ở tiệm bánh ngọt của nhân viên bán hàng. Làm được 2 tháng tại cửa hàng cộng với kinh nghiệm làm bánh ngọt trước đây, Duy đã tự ra mở tiệm bánh ngọt cho riêng mình.
Ngoài 2 tháng trải nghiệm ở tiệm bánh thì Duy còn đích thân tới các cửa hàng kinh doanh bánh ngọt ngon ở Hà Nội, Tp.HCM để học hỏi thêm cách bán và quản lý cửa hàng bánh ngọt.
Không ngừng thất bại không ngừng thử nghiệm
Duy nói:“ để tạo ra sự khác biệt thì cần có công thức bánh ngon”. Thế là, Duy bỏ không ít công sức vào việc chế biến, thử nghiệm bánh ngọt. Lúc đầu, khi mới bắt đầu làm bánh ngọt, hầu như ngày nào Duy cũng ở nhà nghiên cứu, bữa ăn nào của cả nhà cũng đều có bánh ngọt. Duy vừa cười vừa nói: “Mọi người trong nhà và bạn bè người thân đều bị mình kéo tới để nếm thử bánh ngọt mà mình làm, có thời gian bố mẹ mình nhìn thấy bánh ngọt đều cau mày”.
Có lần Duy mang chiếc bánh vừa mới làm xong lên cho ông nội: “ ông nội mình là người không thích ăn đồ ngọt, nhưng hôm đó ông ăn thử một miếng nhỏ. Lúc đó mình thấy đôi mắt ông lóe sáng lên rồi ông bảo cứ để đó, lát ông ăn. Đó là lần mình thấy hạnh phúc nhất vì một phần được ông khen, một phần vì công sức của mình bỏ ra đã có kết quả”.
Trong tháng đầu tiên khi mới mở cửa hàng, tất cả các loại bánh ngọt trong cửa tiệm đều được Duy không ngừng cải tiến, cho dù hiện tại bánh ngọt của Duy đã rất ngon rất đẹp mắt rồi nhưng Duy vẫn luôn không ngừng điều chỉnh sao cho phù hợp với mùa vụ và khẩu vị của khách hàng hơn nữa.
Với việc không ngừng cố gắng, Duy đã thành công lớn trong việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc để được nhiều người biết đến và nhớ về thương hiệu bánh ngọt của mình vẫn luôn đau đáu trong lòng Duy. Rồi một lần Duy được người bạn giới thiệu cho cách thức tạo dựng thương hiệu cho cửa hàng bằng việc tạo app và website riêng tại Doapp. Thế rồi sau 1 tháng sử dụng dịch vụ tạo app và Website của Doapp, số lượng khách hàng của Duy tăng lên không ngừng và số khách hàng quen của Duy cũng hài lòng hơn với chất lượng phục vụ nhanh chóng của cửa hàng.
Việc áp dụng việc tạo app bán hàng cũng là một nhân tố quyết định đến sự thành công của việc kinh doanh. Tuy nhiên, những chiếc bánh ngọt được làm bằng cả trái tim vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều cửa hàng bánh ngọt khác nhau, nhưng Duy vẫn rất tự tin với những sản phẩm bánh ngọt mà mình làm ra.
“Đầu tiên là hương vị, vì mình bỏ rất nhiều tâm huyết ở trong đó, những chiếc bánh ngọt được làm ra bằng cả trái tim của mình thì làm sao lại không ngon được chứ?”
Những câu chuyện thành công trong việc kinh doanh luôn ở quanh ta. Tuy có nhiều người thất bại nhưng nhờ sự cố gắng không mệt mỏi đã giúp họ thành công trên con đường chinh phục ước mơ khởi nghiệp. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào việc lên kế hoạch biến ý tưởng của mình thành hiện thực đi nào. Hãy cùng Doapp đi đến con đường thành công nhé!!!